Mùa nước nổi hiện lên bình dị qua hàng cây thốt nốt soi bóng ở An Giang cho đến người chèo xuồng hái hoa súng ở Long An.
Mùa nước nổi cũng là mùa mưu sinh của người dân miền Tây, lúc này các đàn cá đồng, đặc biệt là cá linh non theo con nước đổ về, mang đến nguồn lợi thủy sản phong phú.
Ngư dân quăng chài đánh bắt cá trên cánh đồng Châu Đốc, An Giang.
Những thửa ruộng tại Tri Tôn, An Giang.
Cảnh mưu sinh trên cánh đồng ngập nước trong ánh hoàng hôn ở Mộc Hóa, Long An.
Nông dân cày ruộng chuẩn bị cho mùa vụ mới tại Mộc Hóa. Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là cách nói của người miền Tây về mùa nước nổi, khi dòng lũ nặng phù sa từ thượng nguồn đổ ngập ruộng đồng.
Đàn trâu băng qua đồng lũ trong buổi chiều ở Tân An, Long An.
Chăn vịt trên đồng lũ là hình ảnh quen thuộc với người dân miền Tây.
Người phụ nữ hái hoa súng, xung quanh là mảng bèo xanh nổi trên mặt nước tại Tân An.
Những người phụ nữ rửa hoa súng cho sạch bùn đất sau khi hái trên cánh đồng Mộc Hóa.
Bông súng trồng thường có màu tím đỏ, cọng mập do được chăm sóc tốt. Còn súng hoang thường màu trắng, cọng dài, có khi đến 3 – 5m. Nước dâng tới đâu, bông súng cao theo tới đó.
Du khách đến miền Tây có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân như tự tay bắt cá đồng, hái rau muống, bông súng hay bông điên điển. Những món ăn dân dã bạn nên thử là rau muống xào tỏi, năng xào tép, cá lóc kho tiêu, mắm kho kèm bông súng, canh chua bông điên điển với cá linh…
Nguồn: Sưu tầm
Quý khách cần tư vấn hoặc đặt tour vui lòng liên hệ Hotline: 0868 207 666. Chúc Quý khách có những chuyến đi thật tuyệt vời!